Chủ tịch ngân hàng Vietbank đã chi hơn 76 tỉ đồng mua vào 7 triệu cổ phiếu
Theo WCCF Tech, sau khi vượt mặt đối thủ về hiệu năng đa nhân, Galaxy S25 Ultra tiếp tục chứng tỏ sức mạnh vượt trội khi đánh bại iPhone 16 Pro Max trong bài kiểm tra đồ họa 3DMark Steel Nomad Light, khẳng định vị thế dẫn đầu về hiệu năng chơi game.Cụ thể, Galaxy S25 Ultra đạt 2.617 điểm trong bài thử nghiệm Steel Nomad Light, cao hơn 36% so với mốc 1.922 điểm của iPhone 16 Pro Max. Về tốc độ khung hình, mẫu flagship hàng đầu của Samsung đạt trung bình 19,39 FPS, trong khi đại diện đến từ Apple chỉ đạt 14,2 FPS.Steel Nomad Light là bài kiểm tra nhấn mạnh vào hiệu năng GPU trong các tác vụ không sử dụng Ray Tracing. Kết quả này cho thấy chip đồ họa Adreno của Snapdragon 8 Elite trên Galaxy S25 Ultra đã thắng áp đảo GPU 6 nhân của A18 Pro trên iPhone 16 Pro Max.Trước đó, Galaxy S25 Ultra cũng đã vượt mặt iPhone 16 Pro Max trong bài kiểm tra đa nhân Geekbench 6 với hiệu năng cao hơn gần 20%. Tuy nhiên, A18 Pro vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu về hiệu năng đơn nhân.Các chuyên gia cho rằng hiệu năng ấn tượng của Galaxy S25 Ultra có thể đến từ việc máy sử dụng phiên bản chipset Snapdragon 8 Elite có xung nhịp cao hơn hoặc GPU Adreno được ép xung tối ưu hơn.Với hai chiến thắng liên tiếp trong các bài kiểm tra hiệu năng, Galaxy S25 Ultra đang khẳng định mình là một trong những smartphone mạnh mẽ nhất hiện nay, đặc biệt là về khả năng xử lý đồ họa. Đây chắc chắn là tin vui cho các game thủ và những người dùng yêu cầu hiệu năng cao.Chuyện hiếm: Boeing 787 phải quay đầu vì bị hư 8/9 phòng vệ sinh
Sau nghi thức khai hội, lãnh đạo thành phố và các học sinh giỏi tiêu biểu thực hiện nghi thức khai bút với nhiều ý nghĩa tốt đẹp.
Tập đoàn đầu tư An Đông của bà Trương Mỹ Lan bị xử phạt về trái phiếu
Phim xoay quanh câu chuyện của Tiến (Tiến Luật đóng) làm nghề hốt xác, sống cùng người mẹ loạn thần và Thành (Ngô Kiến Huy) là một tài xế xe cứu thương. Cả hai gặp nhau trong chuyến xe đang chở một cái xác không đầu. Từ đây, Tiến và Thành gặp phải những hiện tượng kinh dị dẫn họ đến một hành trình đầy những bất ngờ.Đạo diễn Bùi Văn Hải chia sẻ: "Tìm xác - Ma không đầu thuộc thể loại kinh dị-hài. Tuy nhiên, phim sẽ được gia giảm phù hợp để làm bật thông điệp, cũng như mang lại trải nghiệm cảm xúc cao trào và thú vị cho người xem về hành trình tìm xác đầu tiên trên màn ảnh Việt". Đây là bộ phim đánh dấu sự trở lại của Bùi Văn Hải trong vai trò đạo diễn. Anh không phải là gương mặt xa lạ với những khán giả yêu thích phim ảnh, khi từng là đạo diễn phim Vú em tập sự, diễn viên đóng thế và đạo diễn hành động các phim như: Lửa Phật, Sóng đời, Để Mai tính... Sau Nụ hôn bạc tỉ - bộ phim vợ anh giữ vai trò đạo diễn lần đầu tiên - Tiến Luật tiếp tục "chinh chiến" phòng vé Việt với bộ phim kinh dị Tìm xác - Ma không đầu. Bên cạnh Tiến Luật, sự góp mặt của Ngô Kiến Huy cũng khiến người hâm mộ tò mò. Sau hàng loạt thành công gặt hái trong năm 2024, Ngô Kiến Huy sẽ chính thức tái xuất màn ảnh rộng.Ngoài Tiến Luật, Ngô Kiến Huy, Tìm xác - Ma không đầu còn có sự tham gia diễn xuất của NSND Hồng Vân, Thanh Hương…. Phim sẽ ra rạp ngày 18.4.
"Tại Úc, chi phí đông lạnh trứng lên tới 6.000 - 8.000 USD (khoảng 150 - 200 triệu đồng) cho một chu kỳ, đã bao gồm chi phí lưu trữ trong 6 tháng đầu tiên. Chưa kể đến chi phí thực hiện IVF cao gấp 2 - 3 lần. Trong khi đó, tại IVF Tâm Anh, toàn bộ chi phí bao gồm xét nghiệm, thuốc kích trứng, chọc hút và lưu trữ noãn trong vòng 1 năm đầu rơi vào khoảng 50 triệu. Phí duy trì hằng năm chỉ khoảng 4 - 6 triệu đồng. Chi phí thực hiện IVF dao động từ 100 - 120 triệu đồng/1 chu kỳ. Trong khi đó, kỹ thuật công nghệ 2 bên tương đương nhau, thậm chí tỷ lệ thành công ở Việt Nam còn cao hơn rất nhiều", chị Stefani Phạm nói về lý do quyết định chọn nơi "bảo hiểm" khả năng sinh sản cho mình.
Phòng khách sẽ trở nên thú vị nếu bạn tránh những sai lầm này khi trang trí
Sáng 13.3, báo Người Lao Động tổ chức Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2025 với chủ đề "Giải pháp đột phá để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%". TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nhận định thể chế là nhân tố quyết định thành bại của một quốc gia. Từ năm 2011, thể chế đã trở thành rào cản, là điểm nghẽn của phát triển kinh tế. Đảng đã xác định ba khâu đột phá chiến lược, trong đó thể chế là một trong ba khâu quan trọng nhất. Tuy nhiên, nhiều năm qua, chúng ta chưa tạo ra được đột phá thực sự, khiến thể chế trở thành "điểm nghẽn của điểm nghẽn". Mặc dù lựa chọn chiến lược là đúng đắn nhưng cách thức thực hiện lại chưa phù hợp, dẫn đến tình trạng bế tắc. Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đã chỉ ra vấn đề này. Nguyên nhân là do hệ thống pháp luật được xây dựng dựa trên tư duy "hiểu đến đâu thì cho làm đến đó", quản không được thì cấm. Tư duy này đã tạo ra nhiều quy định, nhiều công cụ quản lý và hàng loạt thủ tục hành chính phức tạp, gây cản trở cho sự phát triển cũng như đặt người dân và doanh nghiệp đứng trước rủi ro pháp lý rất lớn. Chi phí tuân thủ được tính toán cũng không thấm gì so với chi phí cơ hội bị mất, một dự án kéo dài 3-7 năm là chi phí cơ hội rất lớn. "Chưa bao giờ tôi cảm thấy chúng ta có thời điểm thuận lợi như vậy. Chúng ta có những thảo luận cởi mở, không có hạn chế gì về cải cách thể chế. Phải được nghĩ khác, làm khác thì mới có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao như thế. Đảng và Trung ương đã chọn bộ máy là khâu đột phá về thể chế. Điều này cho thấy việc tinh gọn bộ máy, tinh gọn con người là cho thấy con người là khâu quyết định về thể chế, quyết định chất lượng hiệu lực của thực thi. Đây là một sự thay đổi rất lớn, phản ánh tư duy mới trong quản trị quốc gia", TS Nguyễn Đình Cung chia sẻ.Vị chuyên gia này lý giải thêm, việc sắp xếp lại bộ máy hành chính, xóa bỏ những hạn chế do giới hạn địa lý sẽ mở ra không gian phát triển đa chiều, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với tinh gọn về bộ máy, sẽ có một cuộc cách mạng tinh gọn về hệ thống pháp luật. Theo quan điểm của Tổng Bí thư Tô Lâm là cùng một nội dung, cùng một vấn đề thì chỉ nên quy định 1 luật duy nhất. Điều này làm giảm đi rủi ro pháp lý trong hoạt động kinh doanh mà tự do an toàn là vấn đề số 1 để phát triển kinh doanh. Quốc hội không nên đặt KPI là số lượng luật được ban hành mà nên đo lường bằng số lượng bao nhiêu luật được loại bỏ. TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh: Tinh gọn bộ máy chính là "đột phá của đột phá". Để lựa chọn bộ máy tốt nhất, con người phải là yếu tố được ưu tiên hàng đầu. Chỉ khi đó, hiệu năng, hiệu quả và hiệu lực mới được nâng cao, từ đó thúc đẩy cải cách thể chế mạnh mẽ hơn. Đây sẽ là động lực để đạt được tăng trưởng kinh tế 8% trong năm nay và hướng tới mục tiêu tăng trưởng hai con số trong những năm tiếp theo.Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế - TS Trần Du Lịch cũng cho biết, ông cảm nhận rằng chưa bao giờ Việt Nam có được một bầu không khí và niềm tin mạnh mẽ như hiện nay, kể từ khi Trung ương phát đi thông điệp bước vào kỷ nguyên mới. Đây là thuận lợi rất lớn cho sự phát triển của đất nước. Dân tộc Việt Nam có truyền thống kiên cường, khi đứng trước áp lực thì mới nỗ lực vượt qua được. Năm 1986, áp lực của chúng ta là tình trạng nghèo đói và không có cách nào khác ngoài việc phải đổi mới để vượt qua. Hiện nay, áp lực đến từ thông điệp rất rõ ràng của Tổng Bí thư: Nếu chúng ta không đạt được mức tăng trưởng hai con số thì đến năm 2045, Việt Nam sẽ khó có cơ hội trở thành một quốc gia phát triển có trình độ cao. Khi đó, chúng ta không còn lợi thế dân số vàng, rơi vào tình trạng “chưa giàu đã già”."Tôi xin nhấn mạnh rằng mục tiêu tăng trưởng hai con số trong năm nay không chỉ là một con số đơn thuần mà là khát vọng của cả dân tộc. Nếu không thực hiện được, chúng ta sẽ mất cơ hội trở thành quốc gia phát triển ngang tầm thế giới. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải tiến hành một cuộc cách mạng thực sự về thể chế. Hiện nay, các kết luận về sắp xếp bộ máy đang được triển khai đồng bộ với việc giải quyết các quy định chồng chéo. Mỗi thủ tục hành chính cần được cắt giảm ít nhất 30%, thậm chí có thể nhiều hơn. Đây là vấn đề phải làm cho được, song song tổ chức lại bộ máy hành chính chính quyền địa phương 2 cấp phải phân cấp phân quyền cho địa phương mạnh hơn, địa phương tự quyết và tự chịu trách nhiệm. Có như vậy mới là cách mạng đúng nghĩa, tạo thể chế tinh gọn đúng nghĩa", TS Trần Du Lịch phát biểu.TS Trần Du Lịch:Nếu năm nay Việt Nam tăng trưởng 8%, GDP tuyệt đối sẽ tăng thêm khoảng 38 - 40 tỉ USD. Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 400 tỉ USD nhưng chỉ khoảng 30-35% giá trị trong đó đóng góp trực tiếp vào GDP. Năm nay, giả định xuất khẩu tăng trưởng như kế hoạch thì phần đóng góp của xuất khẩu vào GDP chỉ khoảng 14 - 15 tỉ USD nhưng đây là một thách thức không nhỏ. Vì vậy, để đạt được mục tiêu tăng trưởng, chúng ta cần dựa vào các động lực khác, đặc biệt là tổng đầu tư toàn xã hội từ những năm trước. Đầu tư công chỉ là một phần trong tổng đầu tư của toàn xã hội. Bên cạnh đó, nguồn vốn tín dụng cũng là một nguồn đầu tư lớn. Ngân hàng Nhà nước dự kiến tăng trưởng tín dụng 16%, tương đương khoảng 2,5 triệu tỉ đồng bơm vào nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu vốn không được đưa vào sản xuất, kinh doanh mà chảy vào chứng khoán hay bất động sản thì nguy cơ rơi vào tình trạng tăng trưởng ảo, bong bóng tài chính như năm 2016 là rất lớn.